Offcanvas Section

You can publish whatever you want in the Offcanvas Section. It can be any module or particle.

By default, the available module positions are offcanvas-a and offcanvas-b but you can add as many module positions as you want from the Layout Manager.

You can also add the hidden-phone module class suffix to your modules so they do not appear in the Offcanvas Section when the site is loaded on a mobile device.

...điều quan ngại lớn nhất là về sự phát triển “nhân cách” của thế hệ tương lai – là con, là cháu của họ không biết sẽ trở thành “loại người” nào?

#GNsP (31.08.2018) - Mấy ngày qua, cư dân mạng xôn xao và phản ứng mạnh về cách đánh vần “mới” cho học sinh lớp 1. Nhiều phản hồi trái chiều được nêu ra, đa số các ý kiến lo lắng cho sự nghiệp học của các em và sự phát triển nhân cách của mỗi đứa trẻ sẽ ra sao và đi về đâu trong tương lai, khi Bộ Giáo dục liên tục thay đổi “mới” phương pháp dạy học, thi cử, tuyển sinh… hết kiểu này đến dạng nọ suốt 40 năm trong cái lòng vòng, luẩn quẩn, không lối thoát. Thực tế, 40 năm qua dưới chế độ XHCN, nhân cách con người bị tha hóa, đánh mất phẩm chất làm người và lòng tự tôn dân tộc, tri thức tụt hậu, “đề cao” văn hóa đồi trụy, thích hưởng lạc thú…

Khi nói đến từ “mới” thường mang nghĩa tích cực như: giá trị “tốt, thăng tiến” con người; công nghệ “tiến bộ”; phương pháp dạy mới “nâng cao” kết quả học tập…

Cải cách thi cử trở thành… gian lận điểm thi

Nhưng khi đề cập đến nền Giáo dục, đặc biệt là ở VN, cứ nhắc đến cải cách “mới” giáo dục trong phương pháp dạy, thi cử, chấm điểm… thì người dân liền thở ngắn thở dài, than vãn về sự “thụt lùi” tư tưởng cũng như phương pháp của những người và các cơ quan có thẩm quyền khởi xướng. Điển hình như: năm 2018, học sinh và các bậc phụ huynh đã phải khốn khổ, lao đao về cải cách thi cử Tốt nghiệp lớp 12 chung với Đại học thành “kỳ thi Đại học Quốc gia”. Bộ trưởng Bộ Giáo Dục, ông Phùng Xuân Nhạ nói: “sau 4 lần tổ chức, Kỳ thi THPT quốc gia ngày càng tốt hơn, đảm bảo nhẹ nhàng, tiết kiệm, an toàn, giảm áp lực, giảm tốn kém cho thí sinh, gia đình thí sinh và toàn xã hội. Qua từng năm, công tác kỹ thuật trong các khâu của kỳ thi, đặc biệt là khâu chấm thi ngày càng hoàn thiện”. Thế nhưng, trong ngày công bố điểm thi, cư dân mạng phẫn nộ và phanh phui vụ việc “gian lận điểm thi” ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La… có nhiều thí sinh – là con, là cháu của cán bộ – “có điểm thi tốt nghiệp cao bất thường”.

Kết quả đào tạo con người XHCN trở thành... “loại người” nào?

Mục đích quan trọng nhất của giáo dục là “nhân bản”, đào tạo “nhân cách” con người. Triết lý Giáo dục của miền Nam trước 1975 là “nhân bản”, “dân tộc” và “khai phóng”. Trong mỗi lớp, đầu giờ học, thầy cô và học sinh đồng thanh đọc: “Lạy Thượng Đế, xin cho chúng con biết chăm chỉ học hành, rèn luyện tư cách chúng con, trau dồi tâm hồn chúng con bằng những đức tính tốt, để chúng con có thể trở nên con người tốt, hữu ích cho gia đình, cho xã hội.” Nền Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa không chỉ chú trọng đến chăm chỉ học hành mà còn chú tâm rèn luyện tư cách, trau dồi tâm hồn bằng các đức tính tốt.

Vấn đề chính yếu trong Giáo dục không phải học sinh chăm chỉ học hành, đỗ được bao nhiêu trường, đạt được bao nhiêu bằng cấp… mà chính là “rèn luyện tư cách” học sinh. Kể từ sau năm 1975, “triết lý” Giáo dục của VN rèn luyện tư cách học sinh-sinh viên-cán bộ theo “5 điều bác Hồ dạy”, “tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”. Vậy thì, “kết quả” rèn luyện tư cách học sinh, đào tạo con người (gọi là “mới”) XHCN sau hơn 40 năm là gì?
Đó là lớp người lớn theo “tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”: “bán” dân tộc cho ngoại bang, tham ô, tham nhũng, lạm quyền, cướp đất, bỏ tù oan sai, sửa điểm thi, công an giết người dân trong đồn công an hoặc trại giam, phá hoại thiên nhiên, hiếp dâm … Lớp thanh niên-học sinh “cháu ngoan bác Hồ”: thờ ơ trước vận mệnh tổ quốc; tham gia các trò chơi phản cảm “chuyền thẻ bằng môi” giữa một học sinh nam và nữ “lăn lộn” dưới đất của trường Đại học Cần Thơ, hôn nhau trong phòng kín trong chương trình hẹn hò “Date & Kiss”…

Nhiều trò chơi phản cảm đã lan truyền nhanh trong giới học sinh-sinh viên thời gian dài nhưng Bộ Giáo dục không hề lên tiếng, bỏ ngoài tai. Bộ Giáo dục chỉ mới vào cuộc, lên tiếng, bắt người có thẩm quyền báo cáo khi một nhóm nam sinh và nữ sinh lăn lộn, vật vã dưới đất tham gia trò chơi “chuyền thẻ bằng môi” của trường Đại học Cần Thơ. Do đó, có thể hiểu rằng, chính các cán bộ có quyền trong Bộ Giáo dục đã “vô trách nhiệm” hoặc cố tình “ủng hộ” cho các trò chơi xấu phổ biến cách rộng rãi.

Vì thế, “cải cách mới” phát âm chữ Quốc ngữ của Bộ Giáo dục hiện nay đang làm cho phụ huynh hoang mang, sẽ là “cải tiến hay cải lùi”. Và điều quan ngại lớn nhất là về sự phát triển “nhân cách” của thế hệ tương lai – là con, là cháu của họ không biết sẽ trở thành “loại người” nào? Hãy lo “rèn luyện tư cách”, “trau dồi đức tính tốt” cho trẻ “từ tuổi còn thơ” để mong trở thành “con người tốt, hữu ích cho gia đình, xã hội” mai sau.

Pv. GNsP

Wir nutzen Cookies auf unserer Website. Einige von ihnen sind essenziell für den Betrieb der Seite, während andere uns helfen, diese Website und die Nutzererfahrung zu verbessern (Tracking Cookies). Sie können selbst entscheiden, ob Sie die Cookies zulassen möchten. Bitte beachten Sie, dass bei einer Ablehnung womöglich nicht mehr alle Funktionalitäten der Seite zur Verfügung stehen.