Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh luôn là thời điểm rất ấm cúng, dễ thương và ai ai cũng hướng lòng về để sống tâm tình chờ đợi Đấng Cứu Thế, Đấng đưa lại niềm vui, an bình và Ơn Cứu Độ. Trong bầu khí tốt lành của hai mùa thật đẹp này, xin mời quý Ông Bà và Anh Chị Em, các Bạn Trẻ cùng các Cháu tìm hiểu những điều rất đơn sơ và nhẹ nhàng về Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, cụ thể qua 50 câu hỏi cùng với 50 câu trả lời. Với 50 câu này, chúng ta có thể cùng nhau Đố Vui Mùa Vọng và Giáng Sinh.
Weiterlesen ...
Mọi năm mùa Giáng Sinh bắt đầu từ tháng Mưòi Hai, năm nay tại Toronto thành phố lớn nhất Canada này, mùa Giáng Sinh đã bắt đầu ngay từ trung tuần tháng Mười Một, khởi sự từ cuộc diễn hành rước Ông Già Santa Claus từ ngoại biên vào thành phố. Đây là một lễ hội văn hóa truyền thống, với bao nhiêu xe hoa, bao nhiêu ban nhạc, bao nhiêu đoàn thể. Điều đặc biệt là tất cả mọi người tham dự, từ ông già bà già đến các đấng con nít nhi đồng, ai cũng tươi cười, gặp nhau là ai cũng ôm hôn rồi chúc Merry Christmas. Cả một thành phố 3 triệu dân này đã bừng lên những tiếng reo hò. Ông già Santa Claus ngồi trên xe cao chót vót, luôn luôn vẫy tay chào mọi người, và nói lời chúc mừng lễ Giáng Sinh và năm mới. Tôi thấy em bé nào cũng đều hướng về ông già Santa Claus với những nét nhìn đắm đuối. Chắc em nào cũng đang nghĩ trong đầu đây là ông già sẽ chui ống khói mang quà xuống cho mình đêm Giáng Sinh đây.
Cả làng An Lạc của tôi vẫn theo truyền thống là đi xem cuộc rước vui vẻ này. Tôi nói là xem thôi chứ không tham gia vào việc chạy nhảy theo ông già. Ai cũng mang áo thật ấm và cái ghế xếp để ngồi chờ ông già, ông già đi lâu lắm, những 3 giờ đồng hồ lận.
Sau lễ diễn hành này, làng An Lạc của tôi về nhà anh chị John ăn trưa, vui vẻ quá sức. Cái vui thứ nhất là làng được gặp nhau đủ mặt và có bao nhiêu chuyện vui để nói, cái vui thứ hai, không ai nói ra, nhưng ai cũng sướng, đó là nghiệp đoàn bưu điện đã đình công mấy tuần, nay được lệnh quốc hội phải đi làm trở lại từ ngày 27 tháng Mười Một. Nghiệp đoàn bưu điện hiện có tới 50.000 nhân viên, 8.000 ở nông thôn và 42.000 ở thành phố. Ngày xưa khi tôi mới đến Canada thì được một người bạn Canada cho biết : Ở Canada bạn không phải sợ cái gì cả, trừ mấy nghiệp đoàn bưu điện và xe bus. Chị Ba Biên Hòa chủ nhà nói : Phải vậy chứ, tháng 12 là tháng mọi người gửi quà gửi thiệp cho nhau, chẳng lẽ năm nay các anh bưu điện trói tay chúng tôi sao ?
Weiterlesen ...
III. Văn chương tiên tri
Các điều nói trên đây là những dẫn nhập sơ khởi để chúng ta khảo sát nền văn chương tiên tri của Cựu Ước. Chỉ dưới ánh sáng này, ta mới có thể hiểu nền văn chương này có nghĩa gì, ai sản xuất ra nó, và nhằm mục đích gì. Dĩ nhiên, chúng ta quan tâm đến nền văn chương tiên tri như đã được định nghĩa, nghĩa là, một nền văn chương do các tiên tri cổ điền có văn bản sản xuất ra. Qui điển Do Thái có tính bao gồm hơn khi kể là “các tiên tri sơ khởi” những gì chúng ta vẫn coi là các sách lịch sử (tức các sách đệ nhị luật). Chúng ta cũng không quan tâm tới các loại văn chương khác mà vì các lý do khác nhau người ta vốn kể có tính tiên tri, được đại diện bởi Ai Ca, Barúc, Đanien và Giôna.
(I) Các tiên tri có văn bản và các tiên tri không có văn bản
Theo một nghĩa, sự phân biệt giữa các tiên tri có văn bản và các tiên tri không có văn bản dựa trên một quan niệm sai lầm về lịch sử các tiên tri có văn bản, và dù sao, cũng có tính cách ngẫu nhiên. Vì phần lớn là nhờ các môn đệ của các tiên tri lớn mà ta có được các văn bản của các vị tiên tri lớn này.
Đàng khác, văn chương tiên tri không bao gồm các sách viết bởi các tác giả có văn bản cùng một cách như sách Rút, chẳng hạn, là sách được viết bởi một tác giả nhất định, hay cả như Sách Tin Mừng Gioan. Tên tuổi xuất hiện ở đầu các sách tiên tri quả đồng nhất một cách có thực chất với lời lẽ của một tiên tri riêng biệt. Tuy nhiên, các lời tiên tri này, phần lớn, là những lời đáng ghi nhớ được thu thập và hiệu đính từ các tiên tri, chứ không phải là các trước tác văn bản của chính các tiên tri. Chúng là kết quả của việc nối kết có tính biên tập những sưu tập nhỏ hơn gồm các lời tiên tri được nối với nhau nhờ các khẩu hiệu, sự giống nhau trong chủ đề, các thể văn hay sự tương tự về một khía cạnh nào đó.
Weiterlesen ...
Trời đã vào hè, hè là mùa cưới hỏi. Ở hải ngoại bây giờ người ta không thể chọn ngày cưới như thuở xưa. Bây giờ đó là hai ngày cuối tuần trong mùa hè vì chỉ thời gian này mới thuận tiện cho mọi người, từ việc rước dâu, chụp ảnh, lễ nhà thờ, yến tiệc nhà hàng... Một ông bạn già bảo tôi: vì lễ cưới không theo giờ thiêng, không theo đúng ngày lành tháng tốt nên đa số các đám cưới ở Bắc Mỹ này về sau đều tan vỡ.
Riêng tại Canada, tháng hè này ngoài chuyện cưới hỏi còn có nhiều chuyện lắm. Thứ nhất là cộng đồng người Việt khắp nơi biểu tình chống CSVN về luật 3 đặc khu và luật an ninh mạng. Ngày song thất 7-7 vừa qua, đồng bào ta từ nhiều nơi đã đổ về thủ đô Ottawa, biểu tình trước quốc hội Canada, trước toà đại sứ TC và VC. Bao nhiêu là cờ vàng, bao hiêu là biểu ngữ tố cáo VC bán nước, bao nhiêu là bài ca ái quốc , từ bài Hội Nghị Diên Hồng, Bạch Đằng Giang tới những bài mới nhất của Trúc Hồ và Việt Khang. Số người tham dự ở thủ đô lên tới hơn 1 ngàn, thuộc nhiều đoàn thể đến từ nhiều nơi. Ngoài việc biểu tình, còn có việc ký thỉnh nguyện thư xin Canada trừng phạt CSVN theo luật Magnitsky. Ông ODP bảo rằng biểu tình thì cứ biểu tình chứ bộ chính trị của CSVN chúng nó đã quyết dịnh rồi, quốc hội của VC cũng sẽ gật đầu thôi vì các dân biểu đều chỉ là con cờ bày ra cho đẹp mắt. Xưa nay đã có bao giờ quốc hội làm trái ý chúng nó đâu.
Nhân nói tới Ottawa, xin khoe với các cụ phương xa là ở thủ đô này từ xưa đã có đài kỷ niệm Viêt Nam với tượng mẹ VN bồng con vượt biên, nay ngã tư có tượng đài này được chính quyền Canada đặt tên là ‘Công Trường Saigon’. Saigon nha, chứ không phải tên Già Hồ nha.
Weiterlesen ...
Nhà báo Lưu Trọng Văn và tôi, Hoàng Hưng, vừa làm xong một việc có ý nghĩa ở Lisbon, thủ đô Bồ Đào Nha, coi như mở đầu cuộc tôn vinh Chữ Quốc Ngữ (CQN) mà một nhóm người yêu tiếng Việt khởi xướng từ tháng 3 năm nay (2018).
Ông Nguyễn Đăng Hưng, nguyên GS Đại học Liege Bỉ, nhiều năm về Việt Nam giúp đào tạo cao học, là người có sáng kiến tôn vinh Cha Alexandre de Rhodes (nguyên cớ trực tiếp là do GS bất bình với “đề án chữ Việt mới” của một vị đã từng gây ồn ào truyền thông hồi đầu năm). Sáng kiến này được ông đưa lên Facebook cá nhân và đưa ra trong buổi họp mặt các nhà văn thân hữu của mạng Văn Việt cuối tháng 3/2018.
Động thái đầu tiên của GS Nguyễn Đăng Hưng là tìm đến ngôi mộ người có công lớn trong công cuộc tạo ra Chữ Quốc Ngữ là Giáo sĩ Dòng Tên Alexandre de Rhodes người Pháp, ở Isfahan, Iran. Ông đã kiên trì vận động để được chính quyền sở tại cho phép, và thuê làm bia “Tri ân Cha Alexandre de Rhodes, người có công lớn trong việc tạo tác Chữ Quốc Ngữ” bằng 4 thứ tiếng (Việt, Pháp, Anh, Iran). Bia sẽ được Giáo sư cùng một số chiến hữu từ Việt Nam và nước ngoài sang Isfahan dựng vào dịp 358 năm ngày mất của cụ Rhodes (5/11/1660).
Weiterlesen ...
Canada đã vào xuân, cây đào trước nhà và cây mai sau nhà đã trổ bông. Thực ra thì cây đào mới có nụ, lá non còn e ấp chưa nhú. Tạo hóa thật toàn năng, các loài cây khác thì lá ra trước rồi hoa mới ra sau, riêng cây đào cây mai thì hoa ra trước, lá ra sau. Cây đào này một năm thu hút nhiều người. Khách bộ hành đi qua nhà tôi nhìn thấy hoa vừa đẹp vừa lạ thì ai cũng ngừng lại ngắm nghía. Nhiều người còn giơ máy ra chụp. Cây hoa đào nhà tôi có cái gốc Bắc Kỳ hay lắm. Chuyện như ni: Tôi có một cô em là kỹ sư canh nông rất giỏi, Cô cũng nhớ quê hương sinh quán ra riết như tôi. Cô nhờ người bạn về VN du lịch mang lén được cây đào nhỏ gốc ở HàNội sang cho cô. Cô là dân trồng cây có tài. Cây đào mọc ở đất mới, trời mới, không khí mới nên lớn như thổi. Sinh hoa kết trái rất lẹ. Năm đó cô cắt một cành đào nhiều hoa nhất đem vào trưng trong phòng khách. Bạn bè ai thấy cũng khen nức nở. Và cành đào được chăm sóc đã có rễ. Thế là cô tìm cách gửi lén sang Canada cho tôi. Canada là đất thiên đàng, cây đào cũng lớn như thổi. Mấy năm vừa qua đã nở hoa. Năm nay coi bộ sẽ đẹp lắm vì cành nào cũng chi chít những nụ hồng. Cây đào chịu được mùa đông băng tuyết, thiệt mừng quá. Nó đã ngủ suốt 4 tháng mùa đông, nay vừa thức giấc. Tôi thật sung sướng, sống ở quê người mà có hoa đào gốc Bắc Kỳ ở ngay trước nhà, có hoa mai gốc Nam Kỳ ở ngay sau nhà. Ông bồ chữ ODP nghe tôi diễn tả sự hạnh phúc như vậy bèn nói: Bác chưa nói hết niềm vui. Trong vườn sau nhà, bác còn cấy đưọc rau dấp cá, cây kinh giới, cây tiá tô, đều là những thứ rau thơm VN lưu niên, đều Việt Nam quá đỗi. Chị Ba Biên Hoà cũng lên tiếng phụ hoạ: Trong bếp nhà chúng ta ở Canada bây giờ còn có chai nước mắm Phú quốc, có lọ mắm tôm Nha Trang, trong phòng chúng ta còn có những kệ đầy sách báo tiếng Việt... Việc này cách đây 40 năm, chưa nhà VN nào có được như vậy. Thật là một phép lạ.
Weiterlesen ...
Một kho tàng vô giá.
|
Bà con mình ai cũng biết : tiếng nói và chữ viết của dân tộc ta rất là độc đáo, chẳng giống với dân nào trên thế giới cả. Đã mấy ngàn năm nay, ai ai cũng hãnh diện, bắt đầu với loại văn chương bình dân (đại chúng) rồi tới văn chương ‘bác học’ tân tiến. Ngay cả trong các cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại, người ta vẫn nhắc tới câu nói chí lý của nhân sĩ Phạm Quỳnh ngày nào :”Truyện Kiều còn thì tiếng Việt còn; mà tiếng Việt còn thì nước ta còn”. Cụ Quỳnh ca tụng truyện Kiều của Nguyện Du như một đệ nhất danh phẩm văn chương của quê hương mình, rồi nhân đó kêu gọi gìn giữ văn học Việt để không…mất nước.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cảm động quá, phải không bà con ? Chỉ 2 câu lục bát này đủ để nhắc chúng ta yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Dù hoàn cảnh đất nước có thế nào đi nữa.
“Bây giờ mận mới hỏi đào :
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?
Mận hởi thì đào xin thưa :
Lối thì có lối, nhưng chưa ai vào”
Có dân tộc nào mà tạo cách tỏ tình ý nhị sâu sắc của đôi trai gái như ở quê hương mình không ? Thật khó tìm ra lắm !
“Da trắng vỗ bì bạch,
Trời xanh màu thiên thanh”
Nữ sĩ Đoàn thị Điểm ra câu đố, rồi Trạng Quỳnh đáp ngay lại, khiến thiên hạ sững sờ. Chỉ có dân Việt mới hiểu, chứ chả có người nước ngoài quốc nào thấm được cái hay của câu đối Việt Nam, chứ đừng nói tới chuyện phiên dịch ra ngoại ngữ !
Một bề dày lịch sử.
|
Hình ảnh thày đồ và học trò ngày xưa vẫn làm ai nấy thích thú không ít. Bắt đầu với thời dân ta chịu người Tàu đô hộ một ngàn năm, họ ép mình học chữ Hán, và rồi chữ này mang tới bao khởi đầu cho văn học quê nhà. Từ tích truyện cho tới các hình thức thơ văn, cái gì cũng mượn Tàu. Ta chỉ biết 2 lối thơ là ngũ ngôn và thất ngôn. Qua thời nhà Đường mới phát triển lối thơ tứ tuyệt và bát cú. Về sau, các nhân tài của ta dựa văn học Tàu chế thêm các loại, như thủ vĩ ngâm, liên hoàn, thuận nghịch độc, yết hậu, lục ngôn, tiệt hạ, vĩ tám thanh, song điệp, họa vận và liên ngâm…
Quan trọng nhất là về sau, người Việt chế thêm những loại văn thơ vô cùng hay ho quý giá, như thơ lục bát, song thất lục bát, hát nói, hát bội và ca Huế (riêng tác phẩm ‘Chinh phụ ngâm khúc’ là điển hình tuyệt hảo của thể thơ song thất lục bát).
Nét độc đáo của văn học ta còn thể hiện qua các câu đối, các bài phú, bài văn tế (được gọi chung là loại văn đối hay biền văn).
Dĩ nhiên kho tàng văn chương được thể hiện mạnh mẽ qua thể văn xuôi, kể cả thời gian chữ Nôm khởi đầu với danh nhân Hàn Thuyền đời Trần, để rồi xuất hiện những tác phẩm hay ho như ‘Trinh thử’, ‘Cung Oán ngâm khúc’ và nhất là ‘Kim vân Kiều’ của Nguyễn Du. Và ta cũng cần ghi nhớ công ơn bao tác giả vô danh ( tỉ như kẻ viết truyện ‘Bích Câu kỳ ngộ’ hay’Nhị độ mai…) từng góp phần không phải nhỏ.
Nhưng cái đà đẩy mạnh việc sáng tác vẫn là cơ hội ‘ngàn năm một thuở’ khi chúng ta được hưởng món quà vô cùng đặc biệt của các nhà truyền giáo Âu châu, nhất là cha Đắc Lộ, đó là chữ Quốc Ngữ.
|
Vào thời cận đại, dĩ nhiên với chữ Quốc ngữ, dễ gì ai quên được những tên tuổi lẫy lừng tiếp tay đẩy mạnh nền văn học quê ta : Nào là Nguyễn văn Vĩnh, Petrus Ký, Phạm Quỳnh, Phan kế Bính. Đáng kể nữa là nhóm ‘Tự lực văn đoàn’ lừng danh với Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo…Còn về thơ thì những tên tuổi lớn như Thế Lữ (Hổ nhớ rừng), Tản Đà (Khối tình con), Cao bá Quát (Uống rượu tiêu sầu), Nguyễn Khuyến (Ông tiến sĩ giấy), Tú Xương (Tự thán), Hàn mạc Tử (Đà Lạt trăng mờ)…
Vào thời chia đôi đất nước năm 1954, tại miền Nam, bà con thấy bao nhà văn nổi tiếng góp phần to lớn cho văn học : Nhã Ca, Duyên Anh, Hoàng hải Thủy, Mai Thảo, Chu Tử, Nguyễn thị Hoàng, Võ Phiến, Lệ Hằng…
Nói gì thì nói, qua bao thế hệ, riêng nền ‘Văn Chương bình dân’ đã, đang và sẽ là những cột trụ xây nền văn học quê ta. Từ những câu tục ngữ, ngạn ngữ, phương ngôn, cho tới kho tàng ca dao bát ngát giá trị :
“Thương nhau tam tứ núi cũng trèo,
Thất bát sông cũng lội, cửu thập đèo cũng qua”
Kế tới là biết bao nhiêu truyện cổ tích đầy ý nghĩa lịch sử giáo dục và giải trí. Nào ‘Sơn Tinh Thủ Tinh’, nào ’Trương Chi Mỵ Nương’, nào ‘sự tích trầu cau’, nào ‘Chử dồng tử’…nhất nhất gợi lại cho hậu thế những tâm tình thật tha thiết với đất nước.
Nền văn học bình dân luôn có tính cách tự nhiên, sâu sắc, giản dị, uyển chuyển và thanh thoát. Nó dựng nên một giá trị trường tồn cao đẹp, tạo sự trưởng thành cho tiếng mẹ đẻ, khó ai quên được trong đời. Khi nói về văn chương ‘bác học’, người ta phải ghi ơn văn học bình dân đã tạo nền móng từ trước. Sự ‘vay mượn’ này đã vô hình chung dựng xây một vườn hoa văn chương quê nhà thật xinh đẹp thơm tho đầy hương sắc.
Gìn vàng giữ ngọc
(Văn miếu Quốc tử giám : đại học tiên khởi Việt Nam)
|
Văn học là một góc quan trọng của văn hóa nơi dân tộc Việt Nam. Có ai muốn gìn giữ truyền thống văn hóa quê hương mà quên lãng nền văn học được không ? Bỏ qua những thứ tiêu cực trong nước hiện nay, chúng ta đang vui vì tại hải ngoại có những trung tâm dạy Việt ngữ, kèm theo những thư viện ‘bỏ túi’ lưu trữ sách tiếng nước mình, đủ loại cũ mới. Dĩ nhiên trên mạng lưới toàn cầu cũng thấy đó đây những cố gắng giới thiệu các loại sách vở văn thơ cũ mới của văn chương nước nhà. Bà con cứ thử trang nhà http://vietmessenger.com/books/?author=list sẽ thấy vui lắm. Còn đối với các vị cao niên luôn luôn say mê sách cổ Việt Nam ư ? Chúng ta nên bảo nhau cứ tự nhiên mở http://ndclnh-mytho-usa.org/KhoChuaSachCu.htm . Sướng lắm. Còn nếu khoái đọc tiểu thuyết cũ ? hãy tìm tới trang nhà http://vietmessenger.com/books/ . Kho sách khổng lồ đáng giới thiệu nhất cho cộng đồng thì chúng ta phải kể tới trang http://ndclnh-mytho-usa.org/Kho_Audiobook.htm .
Tại một số nhà sách lớn hải ngoại, bà con cũng rất sung sướng được thấy những tác phẩm mới ra mắt độc giả, ví dụ tập ‘Tác giả Việt Nam’ xuất bản tại Montreal, Canada, giới thiệu hàng trăm người cầm bút ngày qua. Còn nói về những nhà văn hiện nay muốn nối tiếp con đường của các bậc tiền bối, bà con cũng dễ dàng đọc tên họ, như Tưởng năng Tiến với ‘Đường phía bắc’, Huy Yên với ‘Chùm dâu ngọt ngào’, Trạch An và Trần hữu Hội với ‘Bóng xưa’, Mạc phương Đình với ‘Nợ nhau’, Cao thoại Châu với ’24 giờ bất trắc’, Phan thanh Cương với ‘Về trường xưa’…Và còn nhiều nhiều vị khác từ khắp nơi tại hải ngoại, tiếp tục gìn giữ và phát triển nền văn học nước nhà.
Muốn góp phần để ‘gìn vàng giữ ngọc’ ư ? Quý phụ huynh ráng chỉ dạy con em biết mến thương quê hương và dân tộc Việt Nam, nhất là chịu khó học ‘tiếng nước ta’ cho thật thông thạo. Ngưới Tàu, người Do Thái đó, họ bảo nhau chớ đi vào con đường mất gốc. Dù sống ở phương trời nào, giòng máu Lạc Hồng vẫn lưu chuyển trong tim chúng ta.
Mong thay !
LM. Giuse Nguyễn Văn Thư
Thành phố Toronto có rất nhiều công viên. Công viên lớn nhất tên là High Park, ở về mạn tây. Nhà tôi ở gần công viên to lớn này. Báo chí vừa đưa tin là các con gấu ở công viên vừa thức dậy sau giấc ngủ đông miên dài 3 tháng. Tôi ở đây đã lâu thế mà không biết trong công viên có gấu và không biết loài gấu ngủ cả mùa đông. Xưa nay tôi chỉ biết cây cối ở đây ngủ mùa đông và sẽ thức dậy vào mùa xuân. Gấu ngủ đông đã thức dậy nghĩa là mùa xuân đang tới. Tôi có một ông bạn già, cứ mùa đông là ông về VN để trốn lạnh. Tôi vừa gặp lại ông tuần qua. Ông kể cho tôi nghe nhiều chuyện VN lắm, và câu chuyện làm tôi quan tâm nhất là chuyện ông nói về các tháp Chàm ở miền Trung của người Chiêm Thành ngày xưa. Ông cho tôi xem các hình ông chụp. Hiện nay các tháp này đang xuống cấp trầm trọng vì hình như không có sự bảo quản gì cả. Chuyện ông kể vào đúng lúc tôi đang đọc mấy trang sách cũng nói về tháp Chàm. Quả là một sự trùng hợp kỳ lạ.
Mà các cụ có biết tôi đang đọc sách gì không ? Chắc là không vì ở hải ngoại này có biết cơ man nào là sách. Tôi xin kể từ từ nha. Xin cho tôi tạm quên chuyện tháp Chàm để nói về cuốn sách quý mà tôi đang có trong tay. Thưa đó là cuốn ‘ Lang Thang Trên Nước Mỹ’ của Tu Dinh ở Colorado. Ông nhà văn này lạ lắm, ông như người đi rong chơi trong vườn, ông thấy hoa gì lạ mắt và đẹp là ông hái và làm thành một bó hoa, rồi ông đem khoe với mọi người. Đây là tập sách thứ 5 ông khoe các sưu tầm của ông. Ông có một cái nhìn rất trí thức về rất nhiều vấn đề. Từ việc Vua Pháp Macron trẻ hơn vợ 30 tuổi với khẩu hiệu ‘Tiến Lên’, En Marche, tới Vua Trump với khẩu hiệu cũng ý tiến lên ‘ Make America Great Again’... Khi viết về nước Mỹ, trang 1375 ông viết : Trong cuộc chiến Việt Nam, chiến lợi phẩm của nước Mỹ là nước Tàu. Qủa là đúng, phải không cơ. Hai miền VN chỉ là hai con bài.
Weiterlesen ...
THÁNH ĐƯỜNG KÍNH THÁNH GIUSE
Thánh đường in dấu trong tôi,
Mang bao kỷ niệm của thời ấu thơ,
Vấn vương đến tận bây giờ,
Quê nghèo họ đạo suốt đời khó quên.
Weiterlesen ...
Mùng 8 tháng 3 vừa qua là Ngày phụ nữ quốc tế. Tại Italia và 70 quốc gia trên thế giới nữ giới đã tổ chức một cuộc đình công lớn để phản đối chống lại mọi hình thức bất bình đẳng cũng như những kỳ thị bất công mà hàng tỷ phụ nữ toàn thế giới vẫn còn đang phải gánh chịu trong cuộc sống hằng ngày trong gia đình, ngoài xã hội.
Ngày quốc tế phụ nữ đã được cử hành bên Hoa Kỳ từ năm 1909, tại một vài nước âu châu năm 1911 và tại Italia năm 1922. Trong Ngày quốc tế phụ nữ năm ngoái 2017 Liên Hiệp Quốc hy vọng nội trong năm 2030 thế giới sẽ có thể đạt đến sự bình đẳng cho nữ giới.
Weiterlesen ...